ZELFAMOX 250/125 chỉ định sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhạy cảm với thuốc như viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản do vi khuẩn...
1.Thành phần công thức thuốc:
Thành phần dược chất
- Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin trihydrat): 250mg
- Sulbactam (dưới dạng pivoxil sulbactam): 125mg
Thành phần tá dược: Cellulose vi tinh thể, aspartam, acid citric khan, natri citrat dihydrat, aerosil, gồm xanthan, bột mùi cam, lactose monohydrat 200 mesh vừa đủ 1 gói
2. Dạng bào chế: Thuốc bột pha hỗn dịch uống.
Mô tả dạng bào chế: Bột thuốc khô tơi, không vón, màu trắng ngà được đóng trong gói 1,29.
3.Chỉ định:
ZELFAMOX 250/125 chỉ định sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhạy cảm với thuốc và những trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn sinh beta - lactamase mà dùng amoxicilin riêng rẽ không có tác dụng.
- Viêm tai giữa.
- Viêm họng.
- Viêm xoang.
- Viêm phế quản do vi khuẩn.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu - tiết niệu, lậu.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn da - mô mềm, xương và khớp.
- Điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật ổ bụng, sản khoa, sẩy thai nhiễm khuẩn.
4.Cách dùng, liều dùng:
4.1. Cách dùng:
Cắt gói thuốc và đổ bột thuốc vào trong cốc. Đổ đầy nước vào trong gói thuốc sau đó rót nước từ gói thuốc vào cốc. Khuấy đều và uống ngay.
Uống thuốc vào lúc bắt đầu ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở đường
tiêu hoá.
4.2. Liều dùng:
Liều khuyến cáo cho người lớn (gồm cả người già), trẻ em trên 12 tuổi là 2 đến 4 gói, 2 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi là 75 mg đến 100 mg amoxicilin/kg thể trọng, chia 2 – 3 lần/ngày.
Bệnh lậu: Uống liều duy nhất 3 g cùng với 1g probenecid.
Liều ở bệnh nhân suy thận: Đối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin: C| creatinin < 10 ml/phút: 500 mg/24 giờ. Cl creatinin>10 ml/phút: 500 mg/12 giờ.
5. Chống chỉ định:
Chống chỉ định ở những người có tiền căn dị ứng với nhóm beta - lactams và quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Chú ý đề phòng và thận trọng trong lúc dùng. Đã có những phản ứng quá mẫn (phản vệ) trầm trọng đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng thuốc nhóm beta - lactams. Do vậy, trước khi chỉ định ZELFAMOX 250/125 phải hỏi kỹ tiền căn dị ứng trước đó, đặc biệt là dị ứng với nhóm beta - lactams. Khi điều trị nếu có dị ứng phải ngưng thuốc ngay và đổi sang loại thuốc khác thích hợp, Trong những trường hợp phản ứng phản vệ nặng, cần cấp cứu ngay với adrenalin. Nếu cần cho thở oxy, tiêm steroid, làm thông đường thở bao gồm cả việc đặt nội khí quản.
6. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Chú ý đề phòng và thận trọng trong lúc dùng. Đã có những phản ứng quá mẫn (phản vệ) trầm trọng đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng thuốc nhóm beta - lactame. Do vậy, trước khi chỉ định ZELFAMOX 250/125 phải hỏi kỹ tiền căn dị ứng trước đó, đặc biệt là dị ứng với nhóm beta - lactams. Khi điều trị nếu có dị ứng phải ngưng thuốc Khi điều trị nếu có dị ứng phải ngưng thuốc ngay và đổi sang loại thuốc khác thích hợp.
Dùng cho người suy thận: ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine nhỏ hơn 30ml/phút), khả năng thái trừ amoxicilin và sulbactam cùng bị ảnh hưởng như nhau. Do đó, tỷ lệ ảnh hưởng của hai thuốc trong huyết tương không thay đổi. Phải giảm liều và số lần dùng amoxicilin/sulbactam ở những bệnh nhân này. Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.
Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens Johnson, phải ngưng liệu pháp Amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa.
Do thuốc có chứa lactose nên người bệnh có các vấn đề di truyền hiếm gặp về sự không dung nạp galactose, thiếu hụt Lạp lactase hoặc giảm sút glucose - galactose không nên dùng thuốc này.
Do thuốc có chứa aspartam nên cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân phenylketon hiệu
7. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Sử dụng an toàn amoxicilin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng amoxicilin cho người mang thai.
Phụ nữ cho con bú: Vì amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
8. Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Do thuốc gây tác dụng không mong muốn (chóng mặt, kích thích, lo âu, vật vã, lú lẫn) nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe hay vận hành máy móc.
9. Tương tác, tương kỵ của thuốc:
Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin.
Khi dùng allopurinol cùng với amoxicilin hoặc ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của ampicilin, amoxicilin.
Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.
Probenecid kéo dài thời gian đào thải của amoxicilin.
Methotrexat: Amoxicilin làm giảm bài tiết methotrexat, tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
Warfarin. Các nghiên cứu không chứng minh được có tương tác nhưng kinh nghiệm cho thấy tác dụng chống đông có ảnh hưởng khi dùng đồng thời warfarin với amoxicilin. Mycophenolate mofetil: ở những bệnh nhân dùng mycophenolate mofetil, đã có báo cáo về việc giảm nồng độ liều trước đó của dạng chuyển hóa còn hoạt động acid mycophenolic Xấp xỉ 50% sau khi uống amoxicilin/acid clavulanic. Sự thay đổi mức liều trước đó có thể không cho thấy chính xác những thay đổi trong phơi nhiễm MPA nói chung. Do đó, sự thay đổi liều mycophenolate mofetil thường không cần thiết khi không có bằng chứng lâm sàng về rối loạn chức năng ghép. Tuy nhiên, nên tiến hành theo dõi lâm sàng chặt chẽ trong quá trình phối hợp và ngay sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh.
10. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Thường gặp nhất là tiêu chảy, đi phân lỏng, cũng có thể có buồn nôn, nôn, nóng rất vùng thượng vị, đau bụng - co thắt cơ bụng. Như những kháng sinh beta - lactams khác, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc hiếm khi xảy ra.
Thường gặp, ADR =1/100
- Ngoại ban (3-10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.
Ít gặp, 1/1000<ADR<1/100
- Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens-
Johnson.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Gan: Tăng nhẹ SGOT,
- Thần kinh trung ương: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt.
Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Những phản ứng không mong muốn của amoxicilin ở đường tiêu hóa, ở máu thường mất đi khi ngừng điều trị. Khi viêm đại tràng có màng giả nặng, cần bồi phụ nước, điện giải và protein; điều trị bằng metronidazol và vancomycin đường uống. Mày đay, các dạng ban khác và những phản ứng giống bệnh huyết thanh có thể điều trị bằng kháng histarrin, và nếu cần, dùng liệu pháp corticoid toàn thân. Tuy nhiên, khi phản ứng như vậy xảy ra, phải ngừng dùng amoxicilin, trừ khi có ý kiến của thầy thuốc trong những trường hợp đặc biệt, nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ có amoxicilin mới giải quyết được.
Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa.
11. Quá liều và cách xử trí
Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng thuốc quá liều bao gồm đau bụng, nôn và tiêu chảy. Một số ít người bệnh bị phát ban, tăng kích động hoặc ngủ lơ mơ.
Nếu bạn dùng thuốc quá liều khuyến cáo, cần ngừng thuốc ngay. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để có cách xử trí chính xác. Gọi điện hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhất để điều trị triệu chứng và hỗ trợ nếu cần.
Nếu quá liều xảy ra sớm và không có chống chỉ định, có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày. Quá liều dưới 250 mg/kg không gây triệu chứng gì đặc biệt và không cần làm sạch dạ dày. Viêm thận kẽ dẫn đến suy thận thiểu niệu đã xảy ra ở một số ít người bệnh dùng quá liều amoxicilin. Đái ra tinh thể trong một số trường hợp dẫn đến suy thận đã được báo cáo sau quá liều amoxicilin ở người lớn và trẻ em. Cần cung cấp đủ nước và điện giải cho cơ thể để duy trì bài niệu và giảm nguy cơ đái ra tinh thể.
Tổn thương thận thường phục hồi sau khi ngừng thuốc. Tăng huyết áp có thể xảy ra ngay ở người có chức năng thận tổn thương do giảm đào thải thuốc. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại bỏ thuốc ra khỏi tuần hoàn.
12. Đặc tính dược lực học:
Thành phần kháng khuẩn của ZELFAMOX 250/125 là amoxicilin, một kháng sinh phổ rộng nhóm beta - lactams. Amoxicilin kháng lại các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ức chế sinh tổng hợp mucopeptide của vách tế bào vi khuẩn.
Sulbactam (Pivoxil sulbactam) không có hoạt tính kháng khuẩn ngoại trừ Neisseria, Acinetobacter calcoaceticus, Bacteroides spp., Branhamella catarrhalis và Pseudomonas cepacia. Tuy nhiên, các nghiên cứu sinh hoá học trên các hệ thống ngoài tế bào vi khuẩn (Cell - free bacteria systems) đã chứng minh, sulbactam có khả năng làm bất hoạt không hồi phục phần lớn các men beta - lactamase quan trọng của các vi khuẩn kháng penicillin và cephalosporin. Những nghiên cứu vi sinh học trên các dòng vi khuẩn kháng thuốc cho thấy sulbactam có khả năng ngăn ngừa sự phá huỷ cấu trúc của penicillin và cephalosporin bởi các vi khuẩn đề kháng. Ở đây, sulbactam đã thể hiện một sự hợp lực mới với các penicillin và cephalosporin. Do sulbactam cũng gắn với một số protein gắn kết penicilin do vậy đối với một số dòng vi khuẩn nhạy cảm, sử dụng kết hợp amoxicilin/ sulbactam sẽ hiệu quả hơn là dùng một loại beta - lactams.
Kết hợp của amoxicilin/sulbactam có hoạt tính chống lại hiệu quả với tất cả các vi khuẩn nhạy cảm với amoxicilin và làm nhạy cảm trở lại các vi khuẩn trước đây đã kháng amoxicilin. Ngoài ra, nó chứng tỏ hoạt tính cộng lực (nồng độ ức chế tối thiểu được giảm đến 4 lần so với nồng độ ức chế tối thiểu của riêng mỗi thành phần) chống lại các vi khuẩn, nhất là các vi khuẩn Gram dương và Gram âm như: Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis (gồm cả những vi khuẩn đề kháng penicilin và một số vi khuẩn đề kháng methicilin), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus faecalis và các chủng Streptococcus khác, Haemophilus influenzae và parainfluenzae (cả hai dòng vi khuẩn sinh beta-lactamase và không sinh beta – lactamase), Branhamella catarrhalis, vi khuẩn yếm khí gồm cả Bacteroides fragilis và những vi khuẩn cùng họ, Escherichia coli, Klebsiella, Proteus gồm cả hai loại indole (+) và indole (-), Morganella morganii, Citrobacter, Enterobacter, Neisseria meningitidis và Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn kháng thuốc
Vi khuẩn ưa khí Gram dương; Tụ cầu kháng methicillin, oxacilin hoặc nafcilin (Staphylococcus aureus) phải coi là cũng kháng lại cả amoxicilin/sulbactam.
Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Acinetobacter alcaligenes, Moraxella catarrhalis tạo ra beta - lactamase, Campylobacter, Citrobacter freundii, Citrobacter koseri, Enterobacter, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Morganella morganii, Proteus vulgaris, Providencia, Pseudomonas, Seratia, Yersinia enterocolitica thường kháng lại amoxicilin/sulbactam, và sulbactam không ức chế phần lớn beta lactamase typ l.
13. Đặc tính dược động học:
13.1 Hấp thu:
Thức ăn không ảnh hưởng đến khả dụng sinh học toàn thân của thuốc. Sau liều điều trị ZELFAMOX 250/125, nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc đạt cao gấp hơn 2 lần so với liều tương đương amoxicilin uống.
Amoxicilin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn (tuy làm giảm tốc độ hấp thu nhưng không làm thay đổi tổng lượng hấp thu), amoxicilin hấp thu nhanh và nhiều hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin, khoảng 74 92% liều đơn sau khi uống được hấp thu. Khi uống cùng liều lượng như ampicilin, nồng độ đình amoxicilin trong huyết tương cao hơn từ 2 - 2,5 lần. Sau khi uống liều 250rng hoặc 500mg amoxicilin 1 - 2 giờ, nồng độ đỉnh amoxicilin trong máu đạt lần lượt khoảng 3,5 -5 microgam/ml hoặc 5,5 - 11 microgam/ml và nồng độ thuốc trong huyết thanh giảm thấp hoặc không phát hiện được sau 6 - 8 giờ. Amoxicilin uống hay tiêm đều cho những nồng độ thuốc như nhau trong huyết tương. Nồng độ thuốc tối đa trong máu và diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian (AUC) tăng tuyến tính với mức tăng liều dùng. Phân bố:
Amoxicilin/sulbactam khuếch tán dễ dàng vào hầu hết các mô và dịch cơ thể. Thuốc ít thâm nhập vào não và dịch não tuỷ trừ khi có viêm màng não.
Amoxicilin đi qua hàng rào nhau thai và lượng nhỏ phân bố trong sữa mẹ. Thuốc liên kết với protein huyết tương với tỷ lệ 17 - 20%. Nửa đời của amoxicilin khoảng 1- 1,5 giờ, dài hơn ở trẻ sơ sinh (3,7 giờ) và ở người cao tuổi. Ở người bị suy thận nặng với hệ số thanh thải creatinin < 10 ml/phút, nửa đời của thuốc dài khoảng 7 - 21 giờ.
Ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường, thể tích phân bố (V,) của sulbactam khoảng 0,24 - 0,4 lít/kg. Thuốc qua được nhau thai với nồng độ tương tự nồng độ trong huyết tương. Thuốc phân bố vào sữa với nồng độ thấp. Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 38%.
13.2 Chuyển hóa:
Amoxicilin được chuyển hóa một phần thành acid penicilloic không có hoạt tính chống vi khuẩn.
13.3 Thải trừ:
Ở người lớn với chức năng thận bình thường, hệ số thanh thải amoxicilin huyết thanh là 283 ml/phút. Khoảng 43 - 80% liều uống amoxicilin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ, với 5 - 10% liều uống phân bố vào trong mật. Nồng độ amoxicilin trong nước tiểu khoảng 300 microgam/ml sau khi uống liều 250 mg. Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicilin qua đường thận. Amoxicilin có nồng độ cao trong dịch mật và một phần thải qua phân. Amoxicilin bị loại bỏ khi thẩm phân máu, thông thường quá trình thẩm phân từ 4 - 6 giờ sẽ loại bỏ 30 - 40% liều uống hoặc liều tiêm nếu dùng thuốc ngay trước khi thẩm phân.
Với những người có chức năng thận bình thường, khoảng 50 - 75% sulbactam thải trừ qua thận dưới dạng nguyên vẹn trong vòng 8 giờ đầu sau khi uống thuốc. Nồng độ của thuốc trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn khi dùng cùng probenecid uống. Ở người suy thận, nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn và nửa đời kéo dài hơn. Ở người lớn khỏe mạnh với chức năng thận bình thường, độ thanh thải của sulbactam là 160 - 204 ml/phút. Thuốc bị loại ra một phần khi thẩm phân máu. Ở người lớn, chức năng thận bình thường, nửa đời phân bố sulbactam khoảng 15 phút, nửa đời thải trừ khoảng 1 - 1,4 giờ. Ở trẻ em dưới 12 tuổi, nửa đời thải trừ của sulbactam khoảng 0,92 - 1,9 giờ. Ở người cao tuổi (65 - 85 tuổi) với chức năng thận bình thường, nửa đời thải trừ trung bình của sulbactam là 1,6 giờ. Ở trẻ sơ sinh, nửa đời của sulbactam thay đổi ngược với tuổi, khi chức năng ống thận trưởng thành, thuốc thải trừ nhanh hơn.
14. Quy cách đóng gói: Hộp 12 gói x 1,2g, có kèm tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
15. Điều kiện bảo quản, hạn dùng
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Sản xuất tại Việt Nam