Obikiton giúp bổ sung canxi, các vitamin nhóm B, D, E.. và lysin giúp trẻ hấp thu đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Mỗi 7,5ml siro chứa:
- Calci lactat pentahydrat: 500mg tương ứng 65mg calci
- Vitamin B1 (Thiamin hydroclorid): 1,5mg
- Vitamin B2 (Riboflavin natri photphat): 1,75mg
- Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid): 3,0mg
- Vitamin D3 (Cholecalciferol): 200 IU
- Vitamin E (di-alpha-tocopheryl acetat): 7,5 IU
- Vitamin PP (Nicotinamid): 10mg
- Vitamin B5 (Dexpanthenol): 5mg
- Lysin hydroclorid: 150mg
(Tá dược gồm: Natri citrat; acid citric, butylated hydroxytoluen, gôm arabic, acid benzoic, glycerin, natri carboxymethylcellulose, polysorbat 80, ethanol 96%, dinatri hydrophosphat, dinatri edetat, đường trắng, vanilin, nước tinh khiết).
2. Dạng bào chế: Siro.
3. Dược lực học, dược động học:
3.1. Dược lực học:
- Calci lactat pentahydrat:
Calci lactat là một dạng muối calci dùng đường uống, được sử dụng trong thiếu calci. Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci cho nhu cầu của cơ thể hoặc trong một số tình trạng như giảm năng tuyến cận giáp, thiếu acid hydrocloric dịch vị, tiêu chảy mạn tính, thiếu hụt vitamin D, bệnh viêm ruột, loét miệng, phụ nữ có thai và cho con bú, thời kỳ mãn kinh, suy thận, nhiễm kiềm, tăng phosphat máu. Nhu cầu calci ở người ăn chay có thể tăng do tác dụng âm tính của oxalat và phytat (có nồng độ cao trong chế độ ăn chay) đối với sinh khả dụng của calci. Sử dụng một sô loại thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật...) đôi khi cũng dẫn đến hạ calci máu đòi hỏi phải bổ sung calci.
- Vitamin Bi (Thiamin hydroclorid):
Thiamin là một vitamin tan trong nước, thuộc nhóm B. Thiamin kết hợp với adenosin triphosphat trong gan, thận và bạch cầu tạo thành dạng thiamin diphosphat có hoạt tính sinh lý. Thiamin diphosphat, là coenzym chuyền hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat.
- Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid):
Là vitamin nhóm B tan trong nước, tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin va pyridoxamin, khi vào cơ thể để biến thành pyridoxal phosphat va mét phan thanh pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid va lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma - aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin.
- Vitamin PP (Nicotinamid):
Nicotinamid va acid nicotinic la vitamin nhóm B, tan trong nước.Trong cơ thể, nicotinamid chuyển thành nicotinamid adenin dinucleotid (NAD) hoặc nicotinamid adenin dinucleotid phosphat (NADP). NAD và NADP có vai trò sống còn trong chuyển hóa, như một coenzym xúc tác phản ứng oxy hóa - khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyền hóa lipid. Trong các phản ứng đó các coenzym này có tác dụng như những phân tử vận chuyển hydro.
- Vitamin B2 (Riboflavin natri phosphat):
Trong cơ thể, riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) va flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Những co-enzym này có hoạt tính như một chất mang phân tử hydro cho các enzym quan trọng khác ảnh hưởng đến phản ứng oxy hóa khử các chất hữu cơ và trong quá trình chuyển hóa trung gian. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin, sự chuyền tryptophan thành niacin, và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
- Dexpanthenol: Dexpanthenol dễ dàng chuyển hóa trong cơ thể thành acid pantothenic, là tiền chất của coezym A cần cho phản ứng acetyl - hóa trong chuyển hóa lipid, protein, acid béo, tổng hợp sterol và nội tiết tố steroid, porphyrin, acetylcholin và những hợp chất khác. Acid pantothenic cũng cần thiết cho chức năng bình thường của biểu mô
- Vitamin D3 (Cholecalciferol):
Vitamin D3 ở dạng hoạt tính 25 — hydroxycolecalciferol có tác dụng điều hòa nồng độ calci trong huyết thanh. Ở ruột non, tác dụng duy trì nông độ calci va phospho bình thường trong huyết thanh bằng cách tăng hấp thu các chất khoáng này từ thức ăn, chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng
Colecalciferol huy động calci từ xương vào máu, đẩy mạnh tái hấp thu phosphat ở ống thận và tác động trực tiếp lên các tế bào tạo xương để kích thích phát triển Xương.
Các dạng hoạt hóa của colecalciferol có tác dụng ức chế ngược đối với sự tạo thành hormon cận giáp (PTH), làm giảm nồng độ PTH trong huyết thanh.
- Vitamin E (dl-alpha-tocopheryl acetat):
Vitamin E được coi là một chất chống oxy hóa. Vitamin E ngăn chặn sự oxy hóa của các acid béo cao phân tử chưa bão hòa (các acid này là thành phần của màng tế bào, phospholipid và lipoprotein huyết tương) cũng như các chất nhạy cảm với oxy khác như vitamin A và acid ascorbic (vitamin C). Vitamin E phản ứng với các gốc tự do, làm mất các gốc peroxyl, mà không tạo ra các gốc tự do khác trong quá trình đó.
- Lysin hydroclorid:
Lysin dược chuyển thành acetyl CoA, một thành phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbonhydrat để sản xuất năng lượng. Lysin cũng là một tiền thân của carnitin acid amin trong việc vận chuyên các acid béo vào ty thể tạo năng lượng chuẩn bị cho các quá trình trao đổi chất khác.
3.2. Dược động học:
Calci lactat pentahydrat:
- Hấp thu: Calci được hấp thu ở ruột non. Khoảng 1/3 lượng calci đưa vào được hấp thu. Mức độ hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hấp thu giảm theo tuổi. Hấp thu tăng khi cơ thể thiếu calci (thời kỳ mang thai, cho con bú), hoặc khi chế độ ăn ít calci.
- Phân bố: Sau khi được hấp thu, calci đi vào dịch ngoại bào sau đó vào mô xương. Calci phân
bố vào dịch não tủy, qua nhau thai và vào sữa mẹ.
- Thải trừ: Calci được thải trừ qua phân, mật, dịch tụy, nước tiểu, mồ hôi, sữa mẹ.
Thiamin:
- Hấp thư: Sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyền tích cực phụ thuộc Na”. Sau khi uống liều thấp, thiamin hydroelorid được hấp thu nhanh.
Tuy nhiên, khi nồng độ thiamin trong đường tiêu hóa cao thì sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng và tổng lượng hấp thu thuốc khi uống liều cao được giới hạn là 4-8mg. Hấp thu qua đường tiêu hóa giảm khi người bệnh bị gan mạn tính. Tốc độ hấp thu qua đường tiêu hóa sẽ giảm khi uống thuốc trong bữa ăn.
- Phân bố: Thiamin được phân bố vào đa số các mô và sữa.
- Chuyển hóa và thải trừ: Ở người lớn, khoảng 1 mg thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô và đây chính là lượng tối thiểu can hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp nay, co rất ít hoặc không thấy thiamin thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu,các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn. Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến hóa sẽ tăng hơn.
Pyridoxin:
- Hấp thu: Sau khi uống được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu hoặc sau khi cắt dạ dày. Nồng độ bình thường trong huyết tương: 30-80 nanogam/ml.
- Phân bố: Sau khi uống, thuốc phân lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não, dự trữ toàn cơ thể khoảng 167 mg. Các dạng chính vitamin B6 trong máu là pyridoxal và pyridoxal phosphat, liên kết cao với protein. Pyridoxal qua nhau thai và nồng độ trong huyết tương bào thai gấp 5 lần nồng độ trong huyết tương mẹ.
- Chuyển hóa: Ở hồng cầu, pyridoxin chuyển thành pyridoxal phosphat và pyridoxamin
Chuyển thành pyridoxamin phosphat.
Ở gan, pyridoxin phosphoryl hóa thành pyridoxin phosphat và chuyển a pyridoxamin để nhanh chóng được phosphoryl hóa.
- Thải trừ: Nửa đời sinh học của pyridoxin khoảng 15-20 ngày. Pyridokin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa. Lượng đưa vào, nêu vượt quá nhu câu thận thải dưới dạng không biến đổi.
Nicotinamid:
- Hấp thu và phân bố: Được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và phân bố rộng khắp vào các mô cơ thể. Acid nicotinic có trong sữa người.
- Chuyển hóa và thải trừ: Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 45 phút. Nic0tinamid chuyển hóa ở gan thành N - methylnicotinamid, các dẫn chất 2 - pyridon và 4 - pyridon, và còn tạo thành nicotinuric. Sau khi dùng nicotinamid với liều thông thường, chỉ có một lượng nhỏ nicotinamid bài tiết vào nước tiểu ở dạng không thay đổi; tuy nhiên khi dùng liều lớn thì lượng thuốc bài tiết dưới dạng không thay đổi sẽ tăng lên.
Riboflavin:
- Hấp thu: Được hấp thu chủ yếu ở tá tràng.
- Phân bố: Các chất chuyển hóa của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim. Sau khi uống, khoảng 60% FAD và EMN gắn vào protein huyết tương.
- Thải trừ: Riboflavin là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiêu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường.
Dexpanthenol:
- Hấp thu: Sau khi uống, dexpanthenol dễ dàng chuyển hóa thành acid pantothenie, dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Nồng độ pantothenat bình thường trong huyết thanh 1à 100 microgam/ml hoặc hơn.
- Phân bố và chuyển hóa: Dexpanthenol dễ dàng chuyển hóa thành acid pantothenic, chất này phân bố rộng rãi trong mô cơ thể, chủ yếu dưới dạng coenzym A. Nồng độ cao nhất thấy trong gan, tuyến thượng thận, tim và thận. Trong sữa người mẹ cho con bú, ăn chế độ bình thường,chứa khoảng 2 microgam acid pantothenic trong 1ml.
- Thải trừ: Khoảng 70% liều acid pantothenic uống thải trừ ở dạng không đổi trong nước tiểu và khoảng 30% trong phân.
Vitamin D3:
- Hấp thu: Colecalciferol duoc Hấp thu tét tir rudt non, mat cần thiết cho sự hấp thu. Vì colecalciferol tan trong lipid nên được tập trung trong vi thê dưỡng chấp và được hấp thu theo hệ bạch huyết.
- Phân bố: Colecalciferol và các chất chuyền hóa tuần hoàn trong máu kết hợp với a- globulin. 25- hydroxycolecalciferol được dự trữ ở mỡ và cơ trong một thời gian dài.
- Chuyển hóa: Ở gan, colecalciferol được hydroxyl hóa ở ty lạp thể thành 25 - hydroxycolecalciferol, chất này lại hydroxyl hóa ở thận nhờ enzym colecalciferol 1- hydroxylase để tạo thành chất Chuyển hóa có hoạt tính 1,25--dihydroxycolecalciferol.
- Thải trừ: Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua mật và phân.
Vitamin E:
- Hấp thu: Để vitamin E hấp thu qua đường tiêu hóa, mật và tuyến tụy phải hoạt động bình thường. Lượng vitamin E hấp thu giảm khi liều dùng tăng lên. Ở người bệnh bị hội chứng hấp thu kém và trẻ đẻ non nhẹ cân, hấp thu vitamin E có thể giảm đi rất nhiều.
- Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và dự trữ ở mô mỡ.
- Chuyển hóa: Một ít vitamin E chuyên hóa ở gan thành các glucuromid của acid tocopheronic và gamma lacton của acid này.
- Thải trừ: Hầu hết liều dùng thải trừ chậm vào mật. Các chất chuyển hóa và thải trừ qua nước tiểu.
Lysin hydroclorid:
Sau khi uống, lysin được hấp thu ở ruột non qua vận chuyển tích cực và di chuyển đến gan. Trong gan, lysin tham gia với các acid amin khác để tổng hợp protein. Lysin ngưng tụ với ketoglutarat tạo thành saccharopin và tiếp tục được chuyển hóa thành acetoacetyl
Không giống như các acid amin khác, lysin không chuyển hóa mà bao gồm cả glycogenic và ketogenic, do đó có thể giúp việc tạo D-glucose, glycogen, lipid để sản sinh năng lượng.
4. Qui cách đóng gói: Hộp 20 ống x 7,5ml, kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bên trong hộp.
5. Chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định:
- Chỉ định:
+ Bổ sung calci, lysin va các vitamin cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng.
+ Để phòng ngừa trường hợp thiếu vitamin như đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt, trong thời kỳ dưỡng bệnh, cơ thể suy nhược hoặc trong thời gian phục hồi sức khoẻ (sau khi ốm, nhiễm khuẩn hoặc sau phẫu thuật).
- Liều lượng và cách dùng:
Cách dùng: Có thể pha loãng với nước hoặc thức ăn, nên uống thuốc trong bữa sáng hoặc trưa.
Liều dùng:
+ Trẻ em 1-5 ruồi: Uống 7,5ml/ngày.
+ Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và thanh thiếu niên: Uống 15ml/ngày.
+ Người lớn: Uống 15ml/ngày.
Hoặc theo chỉ định của bác sỹ
- Chống chỉ định:
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Rối loạn chuyền hóa calci: tăng calci huyết, tăng calci niệu. Quá liều vitamin D3 và đang trong thời gian điều trị với vitamin D3,
Bệnh suy thận, sỏi calci thận.
Bệnh nhân đang được điều trị với glycosid tim (digoxin).
6. Thận trọng:
Calci lactat pentahydrat:
Thường xuyên theo dõi nồng độ calci trong máu và bài tiết calci qua nước tiểu, đặc biệt khi điều trị với calci liều cao và ở trẻ em. Ngừng điều trị nếu nồng độ calci trong máu vượt quá 105-110mg/1 hoặc bài tiết calci qua nước tiểu vượt qua 5mg/kg.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim hay bệnh sarcoidosis.
Thận trọng khi sử dụng muối calci để chăm sóc trẻ bị hạ kali máu vì nồng độ calci máu cao có thể tiếp tục làm giảm nông độ kali máu.
Vitamin PP: Khi sử dụng vitamin PP liều cao cho những trường hợp: Tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, bệnh gút, viêm khớp do gút, bệnh đái tháo đường.
Vitamin B2: Trong thời gian dùng thuốc nước tiểu có thể có màu vàng vì có chứa vitamin B2, khi ngừng thuốc sẽ hết.
Vitamin E: Đã được báo cáo là có khuynh hướng gây chảy máu ở những bệnh nhân thiếu vitamin K hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, do đó cần theo dõi thời gian prothrombin. Có thể cần thiết phải điều chỉnh liều lượng của thuốc chống đông trong và sau khi điều trị bằng vitamin E. Vitamin E đã được báo cáo tăng nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân dễ mắc phải tình trạng này, trong đó có bệnh nhân dùng estrogen. Phát hiện này chưa được xác nhận nhưng cần đ ốc lưu ý khi điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ uống thuốc tránh thai chứa estrogen
Một tỷ lệ cao hơn của viêm ruột hoại tử đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh thiếu tháng có cân nặng dưới 1,5kg điều trị bằng vitamin E
Thận trọng ở bệnh nhân suy gan, thận; và cần giám sát chặt chẽ chức năng gan, thận ở những bệnh nhân này.
- Thời kỳ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu ở thời kỳ mang thai và cho con bú nên cân nhắc giữa lợi ích diều trị và nguy cơ khi sử dụng thuốc.
- Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: chưa có nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này
7. Tương tác thuốc:
Calci: Không dùng calci trong vòng 3 giờ trước hoặc sau khi uống tetracyclin, quinolon, chế phẩm sắt, biphosphonat do có thể tạo phức khó tan không hấp thu, giảm sinh khả dụng của các thuốc.
Vitamin B1
- Có thê làm tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ.
- Các chất đối kháng thiosemicarbazon va 5-fluorouracil có thê giảm tác dụng của thiamin.
- Thiamin có thể cho kết quả dương tính giả phản ứng Ehrlich xác định urobilinogen.
Vitamin PP:
- Sử dụng nicotinamid đồng thời với chất ức chế men khử HGM - CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysis).
- Sử dụng nicotinamid đồng thời với thuốc chẹn alpha - adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
- Khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với nicotinamid.
- Sử dụng nicotinamid đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan.
- Không nên dùng đồng thời nicotinamid với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.
Vitamin B2:
- Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
- Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
- Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Vitamin B6:
- Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều tri bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặclevodopa - benserazj - Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
- Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Vitamin D3:
- Điều trị đồng thời colecalciferol với cholestyramin hoặc thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến giảm hấp thu colecalciferol ở ruột.
- Dùng đồngthời với phenytoin hoặc thuốc an thần phenobarbital có thể làm giảm tác dụng của colecalciferol do gây cảm ứng enzym gan, làm tăng chuyển hóa colecalciferol thành những chất không có hoạt tính.
- Glucocorticoid cản trở tác dụng của colecalciferol, làm giảm hấp thu calci từ ruột, tránh dùng đồng thời.
- Độc tính của glucosid trợ tim có thể tăng lên nếu dùng đồng thời với colecalciferol do tăng calci huyết dẫn đến loạn nhịp tim.
- Imidazol, ketoconazol làm giảm tác dụng của colecalciferol khi dùng đồng thời do ức chế chuyển đổi colecalciferol thành dạng có hoạt tính bởi enzymthan cholecalciferol 1-hydroxylase.
Vitamin E:
- Vitamin E có thể làm tăng nguy co xuất huyết ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu.
- Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân dung estrogen.
- Vitamin E có thể làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dau (A, D, E, K) hoặc các thuốc ưa dầu (steroid, kháng sinh, kháng histamin, cyclosporin, tacrolimus).
8. Tác dụng không mong muốn (ADR):
Cho đến nay, không có tác dụng ngoại ý đáng kế nào được ghi nhận khi thuốc được sử dụng theo liều khuyến cáo. Hiếm gặp rối loạn hệ miễn dịch, da và mô dưới da: Phản ứng quá mẫn.
Calci:
Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Tăng calci máu nhẹ đến nặng.
Vitamin PP:
Liều nhỏ thường không gây độc, nếu dùng liều cao có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau, các tác dụng phụ này sẽ hết sau khi dùng thuốc.
- Thường gặp: Tiêu hoá (buồn nôn); Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da.
- Ít gặp: Tiêu hoá (Loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, ỉa chảy); Da (Khô da, tăng sắc tố, vàng da); Chuyên hoá (Suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết tuyến, bã nhờn, làm bệnh gút nặng thêm); Tăng glucose huyết, tăng uric huyết, cơn phế vị - huyết quản, đau đầu và nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt,tim đập nhanh,ngất
- Hiếm gặp: Lo lắng, hốt hoảng, glucose niệu, chức năng gan bất bình thường, thời gian
prothrombin bất bình thường, hạ albumin huyết, choáng phản vệ.
Vitamin B6:
Dùng liều 200mg/ ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng vàvụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn đểlại di chứng.
Hiếm gặp: Nôn, buồn nôn.
Vitamin E:
- Rồi loạn tiêu hóa:
+ Thường gặp: Tiêu chảy.
+ Không rõ tần suất: Đau bụng.
- Da và mô dưới da: Ít gặp: Rụng tóc, ngứa, phát ban.
- Toàn thân: Ít gặp: Suy nhược, đau đầu.
9. Quá liều và xử trí:
Bệnh nhân dùng vitamin B; liều cao (200mg/ngay) và dài ngày (trên 2 tháng) làm tiến triển bệnh thần kinh cảm giác với các triệu chứng mất điều hòa và tê cóng chân .Các phản ứng này sẽ phục hồi sau khi ngừng thuốc.
Độc tính quá liều lớn sẽ do vitamin D3. Có thể cần điều trị tăng calci máu.
Uống hàng ngày với một lượng lớn (tương ứng 75ml siro) trong thời gian dài có thể gây các triệu chứng ngộ độc mạn tính như buôn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt và tiêu chảy.
Các triệu chứng cấp tính chỉ thấy khi dùng liều cao hơn.
10. Khuyến cáo:
Khi thấy số lô SX, HD mờ... hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trong đơn.
11. Điều kiện bảo quản và hạn dùng:
- Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C
- Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Sản xuất tại Việt Nam