Hotline đặt hàng: 0877466566

Bilclamos 312,5 mg - Combo mua 20 tặng 3

1,4k đã bán

Thuốc kháng sinh

Số lượng:
Còn hàng

Mã: COMBO009

Bilclamos 312,5 mg 

1. Thành phần:

1.1 Hoạt chất: 

Mỗi 5ml hỗn dịch sau pha có chứa: Amoxicillin trihydrat tương đương với Amoxicillin 250mg và Kali clavulanat dạng pha loãng với silica (1:1) tương đương với Acid clavulanic 62,5mg

1.2. Tá dược: 

Acid citric (khan), natri citrat dihydrat, natri benzoat, cellulose vi tinh thể và natri carboxymethyl cellulose, gôm xathan, silica keo khan, silicon dioxid, hương mâm xôi, bột sucrose. 

1.3 Dạng bào chế: 

Thuốc bột pha hỗn dịch uống


2. Chỉ định:

Các chế phẩm amoxicillin và kali clavulanat được dùng để điều trị trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày) các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng sản sinh ra beta-lactamase không đáp ứng với điều trị bằng các aminopenicillin đơn độc.

- Nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp trên: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đỡ.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Moraxella catarrbalis sản sinh beta-lactamase: Viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi - phế quản

- Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu - sinh dục bởi các chủng E.coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh beta-lactamase nhạy cảm: Viêm bàng quang, viêm niệm đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ)

- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, côn trùng đốt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương, viêm mô tế bào

- Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tủy xương. 

- Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng

- Nhiễm khuẩn khác: Nhiễm khuẩn do sảy thai, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng


3. Liều lượng - cách dùng:

3.1 Liều lượng: 

Liều lượng thường được biểu thị dưới dạng amoxicillin trong phối hợp

Người lớn và trẻ em trên 40kg:

- Liều uống thông thường: 250mg amoxicillin/5ml cách 12 giờ/ lần

- Đối với nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp: 250mg amoxicillin/5ml cách 8 giờ/ lần 

Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều trừ khi độ thanh thải creatinin =< 30ml/phút 

Trẻ trên 12 tuần tuổi: 

- Viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, các nhiễm khuẩn nặng: 40mg/kg amoxicillin/ ngày, chia 3 lần cách nhau 8 giờ

Suy thận:

Khi có tổn thương thận, phải thay đổi liều và/ hoặc số lần cho thuốc để đáp ứng với tổn thương thận

Liều người lớn trong suy thận (tính theo hàm lượng amoxicillin)


Độ thanh thải creatinin: 10 đến 30ml/ phút liều uống 10 đến 30ml/ phút 

Độ thanh thải: <10ml/phút liều uống 250 mg mỗi 24 giờ

Thẩm phẩn máu: 250mg mỗi 24 giờ, cho uống trong và sau khi thẩm phân


Liều trẻ em trong suy thận


Độ thanh thải creatinin: 10 đến 30ml/ phút liều uống ( trẻ trên 30 tháng tuổi ). Tối đa 15mg/kg/lần, 2 lần/ngày

Độ thanh thải: <10ml/phút, Liều tối đa 15mg/kg 

Thẩm phẩn máu: 15mg/kg/ngày và 15 mg/kg bổ sung trong và sau khi thẩm phân


3.2 Cách dùng:

Thêm nước tới vạch thể tích trong chai.Lắc đều trước mỗi lần sử dụng. Mỗi 5ml tương đương 250mg amoxicillin và 62,5 mg acid clavulanic.

Uống thuốc vào lúc bắt đầu ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày - ruột. Không dùng thuốc quá 14 ngày mà không kiểm tra xem xét lại cách điều trị


4. Tương tác thuốc

Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu (warfarin)

Giống như các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.

Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicilin. 

Bệnh nhân tăng acid uric máu khi dùng alopurinol cùng với amoxicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicilin. 

Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicilin và các chất kìm khuẩn như acid fusidic, cloramphenicol, tetracyclin. 

Amoxicillin làm giảm bài tiết methotrexat, tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu. Probenecid khi uống ngay trước hoặc đồng thời với amoxicilin làm giảm thải trừ amoxicilin, từ đó làm tăng nồng độ amoxicilin trong máu. Tuy nhiên, probenecid không ảnh hưởng đến thời gian bán thải, nồng độ thuốc tối đa trong máu (Cmax) và diện tích dưới đường cong nồng độ thuốc theo thời gian trong máu (AUC) của acid clavulanic. Độ ổn định và bảo quản Bảo quản thuốc viên và bột pha tiêm ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 25 o C. Khi tạo thành hỗn dịch, thuốc giữ được trong 7 ngày nếu được bảo quản trong tủ lạnh (không để đóng băng). Khi pha thành thuốc tiêm, thuốc chỉ được dùng trong khoảng thời gian tối đa từ sau khi pha cho tới khi tiêm xong như quy định trong bảng “Cách dùng thuốc tiêm”


5. Chống chỉ định

Dị ứng với nhóm beta-lactam (các penicilin và cephalosporin). Cần chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta-lactam như các cephalosporin.


6. Đặc tính dược lý

6.1 Đặc tính dược lực học:

Amoxicilin và kali clavulanat là một phối hợp có tác dụng diệt khuẩn. Sự phối hợp này không làm thay đổi cơ chế tác dụng của amoxicilin (ức chế tổng hợp peptidoglycan màng tế bào vi khuẩn) mà còn có tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, mở rộng phổ tác dụng của amoxicillin chống lại nhiều vi khuẩn tạo ra beta-lactamase trước đây kháng lại amoxicilin đơn độc, do acid clavulanic có ái lực cao và gắn vào beta-lactamase của vi khuẩn để ức chế. 

Acid clavulanic thu được từ sự lên men của Streptomyces clavuligerus, có cấu trúc beta-lactam gần giống nhân penicilin, bản thân có tác dụng kháng khuẩn rất yếu đồng thời có khả năng ức chế beta-lactamase do phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Staphylococcus sinh ra, nhưng Staphylococcus kháng methicilin/ oxacilin phải coi là đã kháng amoxicilin và acid clavulanic. In vitro, acid clavulanic thường ức chế penicilinase tụ cầu, betalactamase tạo ra do Bacteroides fragilis, Moraxella catarrhalis (tên trước đây là Branhamella catarrhalis), và các beta-lactamase phân loại theo Richmond và Sykes typ II, III, IV và V. Acid clavulanic có thể ức chế một vài loại cephalosporinase tạo ra do Proteus vulgaris, Bacteroides fragilis và Burkholderia cepacia (tên trước đây là Pseudomonas cepacia) nhưng thường không ức chế cephalosporinase truyền qua nhiễm sắc thể Richmond-Sykes typ I; do đó nhiều chủng Citrobacter, Enterobacter, Morganella, Serratia spp., và Pseudomonas aeruginosa vẫn kháng thuốc. Một số beta-lactamase phổ rộng truyền qua plasmid của Klebsiella pneumoniae, một số Enterobacteriaceae khác và Pseudomonas aeruginosa cũng không bị acid clavulanic ức chế. 

Acid clavulanic có thể thấm qua thành tế bào vi khuẩn, do đó có thể ức chế enzym ở ngoài tế bào và enzym gắn vào tế bào. Cách tác dụng thay đổi tùy theo enzym bị ức chế, nhưng acid clavulanic thường tác dụng như một chất ức chế có tính tranh chấp và không thuận nghịch. 

Phổ diệt khuẩn của thuốc bao gồm: 

- Vi khuẩn Gram dương: 

+ Loại ưa khí: Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Corynebacterium,. Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes. 

+ Loại kỵ khí: Các loài Clostridium, Peptococcus, Peptostreptococcus. 

- Vi khuẩn Gram âm: 

+ Loại ưa khí: Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, các loài Klebsiella, Salmonella, Shigella, Bordetella, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Vibrio cholerae, Pasteurella multocida. 

+ Loại kỵ khí: Các loài Bacteroides kể cả B. fragilis. Như vậy amoxicilin và kali clavulanat có tác dụng đối với cả hai loại vi khuẩn tạo và không tạo beta-lactamase nhạy cảm với thuốc, nhưng nhiều nhà lâm sàng cho rằng để điều trị vi khuẩn không tạo betalactamase thì nên ưu tiên dùng amoxicilin đơn độc, dành thuốc phối hợp cho các loại tạo beta-lactamase nhạy cảm. Do thuốc có nguy cơ gây vàng da ứ mật, nên không được dùng thuốc quá 14 ngày. Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc phối hợp, phải xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Trong khi chờ kết quả, cho điều trị bằng thuốc phối hợp nếu nghi ngờ do vi khuẩn tạo betalactamase. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy kháng thuốc, phải ngừng ngay. Nếu thấy do vi khuẩn không tạo beta-lactamase nhạy cảm với aminopenicilin, một số thầy thuốc khuyên nên chuyển sang dùng aminopenicilin nhưng thực tế khó thực hiện.

6.2 Đặc tính dược động học:

Amoxicilin và kali clavulanat đều hấp thu dễ dàng qua đường uống và cùng bền vững với dịch acid của dạ dày. Nồng độ của amoxicilin và acid clavulanic trong huyết thanh đạt tối đa sau 1 - 2,5 giờ uống liều đơn dạng thuốc viên thông thường. 

Kali clavulanat không làm ảnh hưởng tới dược động học của amoxicilin, tuy nhiên amoxicilin có thể làm tăng hấp thu qua đường tiêu hóa và thải trừ qua đường niệu đối với kali clavulanat so với khi dùng kali clavulanat đơn độc. Sau khi uống thuốc viên liều 250 mg amoxicilin và 125 mg acid clavulanic, nồng độ trong huyết thanh đạt 3,7 - 4,8 microgam/ml đối với amoxicilin và 2,2 - 3,5 microgam/ml đối với acid clavulanic. Sau khi uống thuốc viên liều 500 mg amoxicilin và 125 mg acid clavulanic, nồng độ trong huyết thanh đạt 6,5 - 9,7 microgam/ml với amoxicilin và 2,1 - 3,9 microgam/ml đối với acid clavulanic. Với liều đơn hỗn dịch dùng đường uống chứa 250 mg amoxicilin và 62,5 mg acid clavulanic, nồng độ amoxicilin đạt trung bình 6,9 microgam/ml và acid clavulanic đạt 1,6 microgam/ml. Sau 1 giờ uống 20 mg/kg amoxicilin + 5 mg/kg acid clavulanic, sẽ có trung bình 8,7 microgam/ml amoxicillin và 3,0 microgam/ml acid clavulanic trong huyết thanh. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn với dạng chế phẩm phối hợp thông thường. Tuy nhiên, dạng viên giải phóng kéo dài cho hấp thu tốt nhất khi uống thuốc ngay trước bữa ăn. Đồng thời không nên uống dạng viên giải phóng kéo dài với bữa ăn có nhiều chất béo do hấp thu clavulanat bị giảm và cũng không nên uống dạng thuốc này trong khi đói do hấp thu amoxicilin bị giảm. 

Sau khi uống, cả amoxicilin và acid clavulanic đều phân bố vào phổi, dịch màng phổi và dịch màng bụng, đi qua nhau thai. Một lượng thuốc nhỏ được tìm thấy trong đờm, nước bọt cũng như trong sữa mẹ. Khi màng não không bị viêm, nồng độ thuốc trong dịch não tủy rất thấp, tuy nhiên lượng thuốc lớn hơn đạt được khi màng não bị viêm. Amoxicilin liên kết với protein huyết thanh khoảng 17 - 20% và acid clavulanic được thông báo liên kết với protein khoảng 22 - 30%.

Khả dụng sinh học đường uống của amoxicilin là 90% và của acid clavulanic là 75%. Nửa đời sinh học của amoxicilin là 1 - 2 giờ và của acid clavulanic là khoảng 1 giờ. 

Sau khi uống liều đơn amoxicilin và kali clavulanat ở người lớn có chức năng thận bình thường, 50 - 73% amoxicilin và 25 - 45% acid clavulanic được thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi trong vòng 6 đến 8 giờ. Ở người suy thận, nồng độ huyết thanh của cả amoxicilin và acid clavulanic đều cao hơn cũng như nửa đời thải trừ cũng kéo dài hơn. Ở bệnh nhân với thanh thải creatinin 9 ml/phút, nửa đời của amoxicilin và acid clavulanic lần lượt là 7,5 và 4,3 giờ. Cả amoxicilin và acid clavulanic đều bị loại bỏ khi thẩm phân máu. Khi thẩm phân màng bụng, acid clavulanic cũng bị loại bỏ trong khi chỉ một lượng rất nhỏ amoxicilin bị loại bỏ. 

Probenecid kéo dài thời gian đào thải của amoxicilin nhưng không ảnh hưởng đến sự đào thải của acid clavulanic.

7. Tác dụng không mong muốn - hướng dẫn cách xử trí ADR

7.1 Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn thường có liên quan đến liều dùng. Khi dùng hỗn hợp amoxicilin và kali clavulanat, trừ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa thường gặp với tần suất nhiều hơn, các tác dụng phụ khác nói chung xuất hiện với tần suất và mức độ tương tự như khi chỉ dùng đơn chất amoxicilin. Các tác dụng không mong muốn khi dùng hỗn hợp amoxicilin và kali clavulanat đường uống thường nhẹ và thoáng qua, chỉ dưới 3% người bệnh phải ngừng dùng thuốc. 

Thường gặp, ADR > 1/100 

Tiêu hóa: Tiêu chảy (9%), buồn nôn, nôn (1 - 5%). Buồn nôn và nôn có liên quan đến liều dùng acid clavulanic (dùng liều 250 mg acid clavulanic tăng nguy cơ lên 40% so với dùng liều 125 mg). Da: Ngoại ban, ngứa (3%). 

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100 

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin. 

Gan: Viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase. Có thể nặng và kéo dài trong vài tháng. 

Khác: Viêm âm đạo do Candida, nhức đầu, sốt, mệt mỏi. 

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000 

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, phù Quincke. 

Máu: Giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu. 

Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả. 

Da: Hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc. 

Thận: Viêm thận kẽ.

7.2 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicilin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxygen, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quản và không bao giờ được điều trị bằng penicilin hoặc cephalosporin nữa. 

Viêm đại tràng có màng giả: Nếu nhẹ: Ngừng thuốc; nếu nặng (khả năng do Clostridium difficile): Bồi phụ nước và điện giải, dùng kháng sinh chống Clostridium (metronidazol, vancomycin).



Bilim Ilac Sanayi Ve Ticaret A..S

Sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Có thể bạn muốn mua

Sản phẩm cùng thương hiệu

Sản phẩm tương tự

Có thể bạn muốn mua

Visaline Soft 60ml

Mã TBVISA007

Virelsea (Hộp 30 gói 10ml)

Mã DPVIRE002

Visaline Soft 100ml

Mã TBVISA003